Trong quá trình nuôi dạy con trai, hiệu ứng gió nam cũng đáng được chú ý.
Khi nuôi dạy bé trai, một số cha mẹ có xu hướng nghiêm khắc hơn, thường mắng mỏ, chỉ trích hành vi gây ồn ào, nghịch ngợm. Tuy nhiên, hiệu quả thường không như mong đợi.
Điều này là do bên trong mỗi đứa trẻ đều có một bản chất không thể thay đổi. Việc cha mẹ đàn áp không khiến chúng trở nên ngoan ngoãn hơn. Ngược lại, nếu cha mẹ có thể dịu dàng hơn một chút với con mình, kết quả nhận được sẽ đáng ngạc nhiên.
Nếu con cái được cha mẹ đối xử một cách nhẹ nhàng, chúng sẽ cảm nhận được tình yêu thương, hạnh phúc, từ đó sẽ bớt ngỗ nghịch, tôn trọng cha mẹ hơn.
Nếu bạn cho nhiều loài cá khác nhau vào cùng một bể, dù bạn có nuôi chúng cẩn thận và tốt đến đâu đi chăng nữa, chúng vẫn không thể lớn được nhanh. Ngược lại, khi được đưa vào thiên nhiên, chúng có thể phát triển lớn hơn nhiều.
Cho dù là người hay động vật, một khi bị "cầm tù", bị hạn chế bởi nhiều thứ xung quanh, mọi thứ sẽ không thể nào "lớn" lên được.
Có lẽ câu nói: "Cha mẹ làm tất cả mọi thứ vì con" rất quen thuộc với mọi người. Nhưng liệu rằng điều này có thực sự tốt cho con cái? Kiểm soát quá mức chỉ khiến cho con cái cảm thấy khó thở, hằng ngày phải sống trong áp lực, căng thẳng, cha mẹ mệt mà con cũng mệt.
Con cái luôn muốn bản thân có những không gian riêng mà cha mẹ không can thiệp vào, hiểu được điều đó, chúng sẽ tôn trọng và nghe lời cha mẹ hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ nếu càng cố ép buộc con cái nghe theo lời của mình, kết quả cuối cùng sẽ chẳng hề tốt đẹp như mong muốn. Tốt hơn hết là nên áp dụng "luật bể cá" để con cái chịu tiếp thu hơn, không khí gia đình hòa thuận.
Nếu đổ một ly rượu vào một thùng nước thải, nước thải vẫn là nước thải. Ngược lại, nếu đổ một cốc nước thải và thùng rượu thì rượu cũng sẽ thành nước thải.
Có thể hiểu, một người dù tốt đến mấy, nếu ở trong môi trường bẩn thỉu, gặp phải kẻ ác có ác ý, sẽ trở thành người có ác ý. Các nhà tâm lý học từng chứng minh phải mất 21 ngày hoặc hơn để hình thành một thói quen tốt, và chỉ mất vài giờ để phá bỏ một thói quen tốt và khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
Cha mẹ nào cũng muốn hướng con cái đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không làm gương, chẳng thể dạy con như mong muốn. Trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước, học theo những gì chúng quan sát được từ người lớn xung quanh.
Do đó, muốn con lớn lên trở thành người tử tế thì mỗi việc làm, hành động của cha mẹ cũng phải thật sự tử tế. Cha mẹ nêu gương được xem là một trong những phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất, giúp trẻ định hướng bản thân một cách tự nhiên, hài hòa.
Không cha mẹ nào cư xử thô lỗ với người xung quanh mà lại đòi hỏi con phải văn minh lễ độ trước người khác. Không thể có được đứa trẻ trung thực nếu bố mẹ chúng thường xuyên nói dối.
Bởi vậy, có ba nguyên tắc cha mẹ cần làm là: Hãy trở thành mẫu người mà họ muốn con trở thành; Nên thường xuyên nhìn nhận lại bản thân và thay đổi và không nên ép con làm theo ý mình.
Ngạn ngữ Mỹ có câu: "Hổ và sư tử có thể mạnh, nhưng sói không phải trình diễn trong rạp xiếc". Không mang trong mình sức mạnh của các chúa sơn lâm nhưng sói lại là một trong những kẻ gan dạ, dẻo dai và lỳ nhất thế giới tự nhiên.
Phẩm chất của loài sói bao gồm tinh thần bền bỉ, chúng có thể đi nhiều cây số, vào những vùng lạnh giá để săn mồi. Khi kiếm miếng ăn, chúng sẽ kiên nhẫn quan sát, cho đến khi có cơ hội tiếp cận con mồi.
Sói không chỉ săn bằng sức mà còn bằng mưu trí, do đó ít tốn sức lực lại hiệu quả. Sói cũng là loài rất "biết mình biết ta", khi gặp kẻ mạnh hơn, chúng biết rút lui thay vì xông vào quyết chiến.
Áp dụng luật của sói vào việc nuôi dạy trẻ, cha mẹ có nên giúp trẻ trau dồi khả năng quan sát, động não tư duy trước khi hành động để đạt được hiệu quả cao nhất trong từng công việc. Khả năng tìm tòi, quan sát và sự bền bỉ khám phá sẽ giúp trẻ có những ý tưởng mới và nguồn cảm hứng cho mình trong mọi hoạt động học tập, vui chơi.
Hình phạt tự nhiên là để trẻ cảm nhận được hậu quả tự nhiên do hành vi của mình mang lại, từ đó đạt được mục đích của hình phạt.
B là một cậu bé rất bướng bỉnh, dù mẹ có nói gì cậu cũng không nghe lời. Vào một ngày nọ, B lại cãi nhau với mẹ.
"Nếu mẹ không để con dùng điện thoại, con sẽ không đi ngủ đâu".
Nghe con mình nói vậy, người mẹ cảm thấy bất lực nên định đưa điện thoại. Tuy nhiên, người cha ở bên đã ngăn cản hành vi của người mẹ.
"Được", người cha đồng ý với yêu cầu của con trai, sau đó để mặc cậu bé trong phòng khách rồi cùng người mẹ về phòng ngủ.
Kết quả sau đó, B cảm thấy chán chơi điện thoại nên muốn quay trở về phòng ngủ. Thế nhưng, lúc này cha cậu bé nói: "Con không thể ngủ vì con vẫn chưa dùng điện thoại xong mà". Nghe những gì cha nói, cậu bé khóc lóc không chịu.
Thấy con trai khóc, người cha vẫn không động lòng, không chịu cho con đi ngủ. Cuối cùng, cậu bé đành thừa nhận lỗi lầm của mình, xin lỗi cha mẹ, lúc này người cha mới đồng ý cho cậu đi ngủ.
Kể từ đó, B không bao giờ bướng bỉnh đòi hỏi vô lý nữa.
Nếu trong gia đình có bé trai thường xuyên bướng bỉnh, hay dọa nạt cha mẹ bằng cách tự hành hạ mình, cha mẹ hãy để con tự mình nếm trải hậu quả tự nhiên.
Entropy vốn là định luật vật lý nhưng lại được xem là một thước đo của sự hỗn loạn. Theo đó, trong cuộc sống luôn có nhiều biến thể hỗn loạn vượt xa với những thứ có trật tự.
Ví dụ nếu xây một lâu đài cát trên bãi biển và trở lại vài ngày sau, chắc chắn nó không còn nữa. Chỉ có một sự kết hợp các hạt cát để tạo thành lâu đài cát giống như cái đã làm, nhưng lại có vô số các cách kết hợp không giống như thế để phá vỡ nó. Về lý thuyết, sóng và gió có thể di chuyển cát xung quanh và tạo ra lâu đài cát của bạn. Thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra. Về mặt thiên văn học, xác suất chủ yếu tập trung làm cát phân tán theo cụm ngẫu nhiên.
Entropy đưa ra lời giải thích cho lý do tại sao định luật Murphy "Bất kỳ thứ gì có thể trở nên tồi tệ, thì sẽ trở nên tồi tệ" dường như xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Có nhiều thứ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn là trở nên đúng đắn tốt đẹp.
Bởi vậy, muốn giảm tác động của việc "tăng Entropy", cần phải sắp xếp mọi thứ đang hỗn loạn trở nên có trật tự và tích cực. Trước khi kịp chán nản, vẫn có thể chiến đấu chống lại lực tác động của Entropy. Ví dụ, nếu không dọn dẹp phòng ở, nó sẽ trở nên bẩn thỉu, đầy mạng nhện và bụi bặm. Nếu không chịu cố gắng và sống vô ích, con người sẽ vô dụng.
Nếu cảm thấy không thể tập trung làm việc khi mà bị bủa vây bởi mạng xã hội, điện thoại, game, các tab không liên quan khi lướt Internet... nên đóng tất cả lại, cùng sử dụng ý chí để tập trung và hoàn thành công việc/bài tập. Đây cũng là một nỗ lực "phản Entropy", với sự trợ giúp của ngoại lực là ý chí hoặc một người giám sát nào đó như bố mẹ.
Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464
Email: hevina2017@gmail.com