Hỗ trợ trực tuyến

8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu máu cha mẹ nên biết

19/06/2020 16:09:41 Chia sẻ bài viết

Bệnh thiếu máu ở trẻ thường khó phát hiện bởi không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát kỹ thì khả năng phát hiện trẻ đang bị thiếu máu là rất cao. 

1. Khi nào trẻ bị coi là thiếu máu?

Hình ảnh tế bào máu bình thường

Hình ảnh tế bào máu bình thường (Ảnh internet)

Tính đến năm 2015 theo số liệu của viện Dinh dưỡng Quốc gia thì tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em chiếm khoảng 27,8%.  Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường hoặc khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường.

Trẻ được coi là thiếu máu khi

Trẻ 6 tháng – 6 tuổi có chỉ số Hb < 110g/l

Trẻ 6 tuổi – 14 tuổi có chỉ số Hb < 120g/l

2. Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu là do sự thiếu hụt sắt trong chế độ ăn hoặc do trẻ không hấp thu được sắt từ các nguồn thực phẩm. Ngoài ra còn có một vài dạng thiếu máu do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra do hemoglobin bất thường.

Trẻ sinh non có nguy có thiếu máu cao (ảnh: internet)

Trẻ sinh non có nguy có thiếu máu cao (ảnh: internet)

Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng có nguy cơ thiếu máu cao.

Với trẻ sinh đủ tháng, mặc dù đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Song nếu sau 6 tháng đầu đời mà trẻ không được bổ sung thêm sắt thì sẽ cũng có khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong khoảng 9 đến 13 tháng tuổi, trẻ sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin để xem có bị thiếu máu hay không.

8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu máu

Thông thường, trẻ thiếu máu sẽ không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát tỉ mỉ và thường xuyên thì khả năng phát hiện được triệu chứng thiếu máu ở trẻ là rất cao. Mặc dù có nhiều nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em, mỗi nhóm nguyên nhân sẽ có biểu hiện đặc trưng riêng. Dưới đây là 8 dấu hiệu gặp ở hầu hết các trẻ thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau.

1.Trẻ yếu ớt, kém hoạt bát

Do số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận trên cơ thể trẻ thiếu máu không thể hoạt động bình thường. Kết quả là trẻ luôn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và yếu ớt.

Với trẻ đang ở độ tuổi đi học, thiếu máu còn có thể làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ khiến kết quả học tập giảm sút.

2. Nước da xanh xao

Trẻ thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu ít dẫn đến da nhạt màu hơn bình thường. Da xanh xao là một trong những dấu hiệu cơ bản của bệnh thiếu máu không chỉ ở trẻ em mà còn gặp cả ở người lớn.

3. Biếng ăn

Trẻ biếng ăn (Ảnh internet)

Trẻ biếng ăn (Ảnh internet)

Trẻ thiếu máu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi nên cảm thấy vô cùng khó khăn trước những hoạt động bình thường, trong đó có hiện tượng chán ăn. Chán ăn kéo dài khiến lượng bổ sung vi chất tạo máu kém làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.

4. Nhịp tim nhanh

Đây cũng là một triệu chứng của thiếu máu. Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của “xe” chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.

5. Khó thở

Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy nuôi cơ thể, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy cho tim. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ thiếu máu khó thở.

6. Suy giảm sức đề kháng

Việc thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, trẻ thiếu máu thường dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rối loạn tiêu hóa hay ốm vặt.

Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa (Ảnh internet)

7. Thèm ăn những thứ phi thực phẩm

Một đứa trẻ có dấu hiệu thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất, cát, sỏi, sơn tường… Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu dinh dưỡng (như thiếu sắt gây thiếu máu) có thể dẫn đến hiện tượng này. Cần quan sát trẻ để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.

8. Ngừng tăng cân hoặc sút cân

Do tình trạng chán ăn, lười ăn, kém vận động dẫn đến trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân, không đạt mức cân nặng tiêu chuẩn.

Trên đây là 8 dấu hiệu giúp cha mẹ có thể phát hiện sớm tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thiếu máu ở trẻ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các biến chứng. Cha mẹ cũng nên lưu ý việc bổ sung sắt, các vitamin vào chế độ ăn cho trẻ để chủ động phòng thiếu máu ở trẻ.

Theo Thaythuocvienam/BS Uông Mai

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com