Hỗ trợ trực tuyến

8 TUYỆT CHIÊU “VI DIỆU” GIÚP BÉ THÔNG MINH HƠN

19/10/2018 08:12:35 Chia sẻ bài viết

Muốn con thông minh, mẹ phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, con phải “khổ luyện” mới có thể đạt được? Không quá khó khăn như mẹ nghĩ đâu, 8 tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp mẹ siêu nhàn trong việc giúp bé thông minh, lanh lợi hơn đấy:

1. Biến âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé:

Các nghiên cứu cho thấy nghe nhạc có thể giúp bé tăng cường trí nhớ, phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tập trung, mục tiêu phấn đấu và học tập tốt hơn. Howard Gardner (cha đẻ của thuyết trí thông minh đa dạng) đã khẳng định có mối liên hệ giữa khả năng âm nhạc và khả năng lý luận không gian, đặc biệt là toán học. Các yếu tố như giai điệu tạo cơ hội để bé có những nhận thức ban đầu về các chuỗi, sự lặp lại hay hoạt động đếm số. Ngoài ra, âm nhạc cũng giúp tinh thần bé luôn thư giãn, thoải mái, không quấy khóc, khiến việc chăm bé cũng trở nên dễ dàng hơn.

#2. Đừng quá bao bọc hay áp đặt bé:

Những kiến thức từ thế giới xung quanh bé sẽ khiến bé cảm thấy tò mò và cố gắng tìm hiểu. Cho nên, để bé vui chơi, nghịch ngợm, tự do khám phá cũng là cách để tbé phát triển tư duy, nhận thức tốt về thế giới xung quanh, từ đó giúp bé phát triển trí tuệ. Bố mẹ có thể đưa bé đi chơi, đi picnic ở sở thú, công viên, khu du lịch sinh thái… Những chuyến đi đó cũng là dịp lý tưởng để mẹ có những phút giây thư giãn cùng gia đình đấy!

#3. Cho bé “nếm mùi” rủi ro hoặc thất bại:

Những đứa trẻ chưa từng gặp rủi ro, thất bại ví dụ như té ngã, thua trong một cuộc thi…, lòng tự trọng hay khả năng sáng tạo và nỗ lực của bản thân sẽ không cao bằng những đứa trẻ đã trải qua điều này. Bạn đừng vội can thiệp, hãy để bé được cọ xát và tự giải quyết tình huống, điều đó sẽ giúp bé rút ra được những bài học kinh nghiệm sau này.

#4. Khuyến khích bé tập thể dục:

info-yoga_15062016

Nếu tập thể dục mang lại cho mẹ tinh thần minh mẫn và tràn đầy năng lượng thì với bé, nó có tác dụng lâu dài về trí não. Tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu đến não và xây dựng các tế bào não mới.

#5. Hãy để bé nhìn thấy bạn làm những việc thông minh:

Trẻ con học hỏi từ những hành vi của người lớn. Nếu bé thấy bạn đọc sách, viết văn, chơi nhạc hay làm những việc sáng tạo, chúng sẽ bắt chước theo. Quá trình này giúp bé trở nên thông minh hơn đấy.

#6. Khen ngợi bé bởi sự nỗ lực, không phải vì sự thông minh.

Thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được những nỗ lực của mình được cha mẹ quan tâm, ghi nhận. Đó là cách bạn dạy cho bé sự kiên trì để vượt qua những khó khăn để vươn tới thành công trong tương lai. Hãy để bé cảm thấy những lời khen ấy có ý nghĩa và mình xứng đáng được nhận. Đừng khen một cách tùy tiên như là phần thưởng vì nếu không được khen nữa, bé sẽ không cố gắng hoặc dễ bỏ cuộc giữa chừng.

#7. Học một ngôn ngữ thứ 2

 

Ba năm đầu đời là nền tảng cho sự phát triển của não bộ, thể hiện qua: tư duy, ngôn ngữ,  năng khiếu…. Vì vậy, việc học một ngôn ngữ thứ 2 trong giai đoạn này sẽ giúp bé có khả năng sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo khi lớn. Trước đây, bố mẹ thường nghĩ học ngôn ngữ thứ 2 ở lứa tuổi bé đang bập bẹ sẽ khiến chúng bị nhầm lẫn, ảnh hưởng đến việc đọc viết tiếng mẹ đẻ sau này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu 5 năm của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Cornell, học ngôn ngữ thứ 2 không hề ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại nó còn khiến trẻ thông minh, linh hoạt hơn và phát huy khả năng tập trung cao độ. Việc cố gắng nói hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khiến não được “tập thể dục” và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh.

#8. Dinh dưỡng khoa học, bé khỏe thông minh

Để bé yêu ngày càng thông minh và khỏe mạnh, mẹ đặc biệt phải lưu ý bổ sung những dưỡng chất quan trọng dưới đây khi lựa chọn thực phẩm cho bé.

  • DHA: Là một acid béo nằm trong nhóm omega -3, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo chất xám (trí thông minh). Omega – 3 có nhiều trong các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá basa…, hạt mè, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, và trứng gà.
  • ARA (arachidonic acid): là một loại a-xít béo không sinh cholesterol và là a-xít béo omega-6 chủ chốt của não, một thành phần quan trọng của hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, ARA còn là tiền chất sinh ra chất kháng viêm prostaglandin, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Sữa mẹ, sữa bột, các loại hạt, dầu thực vật như dầu hướng dương, thịt gia súc, gia cầm, và lòng đỏ trứng là những nguồn thực phẩm bổ sung ARA.
  • Cholin: là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine rất quan trọng trong việc tạo trí nhớ và phát triển sự nhận thức, tăng học hỏi cho bé.Cholin có trong gan, trứng, bắp cải, đậu nành thịt bò, trứng, chuối, sữa
  • Lutein:Những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực dinh dưỡng nhi khoa tại Mỹ cho thấy sự hiện diện ở nồng độ cao của Lutein trong não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là ở 4 vùng não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, trí nhớ, nghe và nhìn của trẻ. Lutein hiện nay được xem như dưỡng chất vàng mà các mẹ cần chú ý bổ sung để giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ, nhất là ở giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Lutein là hợp chất Carotenoid tồn tại nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. Carotenoid là mhất Carotenoid tồn tại nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. trẻ tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi củ quả và lòng đỏ trứng gà. Chúng cid là mhất Carotenoid tồn tại nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. trẻ tăng cườĐã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc hấp thu đầy đủ Lutein giúp cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ, đồng thời giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch, cholestorol trong máu, tác hại của ánh nắng mặt trời lên da… và một số bệnh lý khác.

Protein: đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của não như: trí nhớ, ngôn ngữ, suy nghĩ,. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là nguồn protein dễ hấp thu, rất tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ đừng quên bổ sung cho bé nhé!

I ốt: cần thiết cho sự tổng hợp hormôn tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến não cũng như các cơ, tim, thận và tuyến yên. Thiếu hụt I-ốt có thể gây ra vấn đề trong sự phát triển của hệ thần kinh, ví dụ: chỉ số IQ thấp và tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Mẹ có thể bổ sung  I -ốt cho bé bằng Sữa mẹ, sữa bột, cá nước mặn và các hải sản khác, bao gồm tảo và rong biển, muối  I-ốt và một lượng nhỏ trong sữa, thực phẩm từ ngũ cốc, trứng.

Sắt: khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, vốn có nhiệm vụ mang oxy lên não, giúp não hoạt động và tăng trưởng. Thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể gây thiểu năng, chậm vận động và bất thường về mặt hành vi. Một hậu quả khác của thiếu sắt là bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Sữa mẹ, sữa bột công thức, thịt, gan, thịt gia cầm, cá, đậu hũ, cây họ đậu, các loại đậu, hạt, và ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm từ ngũ cốc là những nguồn thực phẩm giúp bé bổ sung sắt hiệu quả.Mẹ thấy chưa? Không quá khó để giúp bé phát huy trí thông minh một cách tối ưu phải không nào! Giờ thì hãy bắt tay áp dụng ngay mẹ nhé!

Theo https://www.vinamilk.com.vn

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com