Tại sao không cho người dân được tham gia bảo hiểm xã hội với mức thấp hơn? Việc đóng thấp thì mức hưởng chế độ cũng thấp, nhưng rõ ràng hưởng thấp còn hơn không có. Dù có thể nhận lương hưu thấp nhưng có thêm quyền lợi rất quan trọng là bảo hiểm y tế. Với người cao tuổi, bảo hiểm y tế là chính sách an sinh quý giá", Bộ trưởng nhận định.
Ông cũng thông tin, phương án đề xuất phù hợp thực tiễn. Khảo sát khu vực nông thôn, hầu hết các ý kiến của người dân đều đánh giá dự thảo luật phù hợp.
Tác động chính sách cải cách tiền lương
Liên quan chuyện cải cách tiền lương tác động không nhỏ tới luật này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày 3 vấn đề.
Một là, "mức tham chiếu" là khái niệm mới được xây dựng thay thế cho lương cơ sở bởi theo Nghị quyết 27 về cải cách chế độ tiền lương, nhà nước sẽ bãi bỏ lương cơ sở hiện hành.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng lương hưu mức cao nhất có thể từ 1/7 - 3
"Mức tham chiếu thực chất là tính trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)... Nếu thời gian tới chưa bãi bỏ ngay với mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng thì chúng ta tiếp tục sử dụng. Còn sau khi thực hiện Nghị quyết 27, mức lương chung được nâng lên thì bản chất đó chính là mức tham chiếu", Bộ trưởng giải thích.
Trước Quốc hội, ông cũng quả quyết, vấn đề chênh lệch lương hưu trước và sau 1/7 như nhiều ý kiến lo ngại không khó giải quyết.
Cơ quan soạn thảo xử lý việc này bằng Nghị định 42. Nguyên tắc đề ra, người hưởng lương hưu sau 1/7 với chế độ cao thì sau này chỉ tính phần CPI (chỉ số tăng giá tiêu dùng). Còn lại, những người nghỉ hưu trước 1/7 sẽ tính cả chỉ số CPI và thực tế tăng trưởng của quỹ lương hưu.
Thường trực Chính phủ mới đây cũng đã họp, thống nhất đề xuất người hưởng lương hưu từ ngày 1/7 được áp dụng mức cao nhất có thể, cùng với thời điểm cải cách tiền lương.
"Theo tinh thần đó, có thể 6 tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 đạt thu - chi ở mức cân bằng quỹ chứ không có kết dư, để bảo đảm quyền lợi với người hưu trí", Bộ trưởng khẳng định.
Quy định rút bảo hiểm xã hội hướng tới 2 mục tiêu
Về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, vấn đề phức tạp, nhạy cảm này được xử lý trên cơ sở chính trị là Nghị quyết 28 của Trung ương.
"Yêu cầu lớn nhất đề ra là quy định để thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh lâu dài của đất nước. Từ việc phủ bảo hiểm xã hội, người lao động về hưu đều có lương, có bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên yêu cầu khác cần giải quyết là phải quan tâm đến đời sống thực tế của người lao động. Rõ ràng, một bộ phận người lao động chọn rút bảo hiểm xã hội chính là vì kinh tế khó khăn", Bộ trưởng nêu quan điểm.
Mục tiêu đề ra chi phối hướng thiết kế quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích, quy định cho phép người lao động rút bảo hiểm xuất phát từ nhu cầu thực tế, có tính thời điểm. Nghị quyết 93 quy định việc này ra đời khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa có hiệu lực, để giải quyết tình thế lúc bấy giờ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng lương hưu mức cao nhất có thể từ 1/7 - 4
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Ảnh: Minh Châu)
Đến nay, về hai phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần được đưa ra, Chính phủ đã tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo trao đổi, nghiên cứu các giải pháp.
"Ngày 25/5 vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về vấn đề này và thấy rằng không có phương án nào khác, ưu việt hơn hẳn so với hai phương án trình Quốc hội", Bộ trưởng nêu.
Trước gợi ý tích hợp cả 2 phương án, Bộ trưởng thông tin, các chuyên gia đánh giá, làm như vậy tạo ra nhược điểm nhiều hơn ưu điểm.
Ông cũng nhắc lại, từ kỳ họp Quốc hội lần trước, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo dự luật đã lấy ý kiến rộng rãi của đối tượng chịu tác động về vấn đề này. Bộ trưởng đã đọc báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất. Các báo cáo cho thấy, đại đa số người được lấy ý kiến vẫn chọn phương án 1 (quy định người tham gia bảo hiểm từ thời điểm luật này có hiệu lực không được rút bảo hiểm một lần), chỉ ít người chọn phương án 2.
Liên quan đến đề xuất cùng với phương án rút bảo hiểm xã hội một lần cần có những giải pháp như hỗ trợ tín dụng, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chính sách hỗ trợ không thể đưa vào luật này mà phải bố trí bằng những văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464
Email: hevina2017@gmail.com