Nếu có đề văn “tả buổi tối của gia đình em” chắc nhiều học sinh có thể viết rằng: buổi tối, ba mẹ em ngồi lướt facebook, còn em và anh/chị xem iPad, xong cả nhà đi ngủ.
Nghe thì buồn cười nhưng lại vô cùng sát với thực tế. Hình ảnh các gia đình ngày nay là như vậy: ngồi cùng một phòng nhưng mỗi người một góc chìm đắm trong thế giới riêng. Thiết bị công nghệ “thông minh” trở thành bảo bối vạn năng giúp bố mẹ chăm con, dỗ con, giao tiếp với con.
Nội dung internet hay cỡ mấy, được tự do lấm bẩn vẫn quan trọng hơn
Với chuyên môn và kinh nghiệm tiếp xúc với trẻ em nhiều năm, bác sĩ Huyên Thảo khẳng định rằng, các chương trình trên các thiết bị công nghệ vô tri giác có tốt thế nào cũng không tốt bằng việc tương tác trực tiếp với cuộc sống, với mọi người.
Bác sĩ Huyên Thảo chỉ ra rằng, chơi đùa với người thân có những tác động vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh đô thị hiện đại như tiểu đường, béo phì, đó là chưa kể còn nuôi dưỡng các kỹ năng cảm xúc - xã hội, nhận thức ở trẻ. Đâu phải ngẫu nhiên mà con người ngày nay cáu bẳn, vô cảm, trầm cảm, bạo lực, còn trẻ con nhiều bé bị thừa cân, thậm chí là tim mạch. Một phần nguyên nhân rất lớn là do bị nhốt trước màn hình máy tính quá lâu.
Bởi thế, chơi không chỉ là cho vui. Chơi là cách để trẻ em khám phá cả giới hạn của thế giới, cả giới hạn của chính mình. Được vui chơi, được lấm bẩn, đó chính là lúc mà trẻ trở nên tự lập, thúc đẩy trí tò mò, sáng tạo. Và chẳng cần phải nói, so với nằm ườn cả ngày ôm máy tính thì vui chơi ngoài trời giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, nội tiết, hô hấp.
Ngược lại, bố mẹ khi dẫn con đi chơi cũng sẽ tiếp nhận được nguồn năng lượng tươi sáng của con trẻ. Không phải những khi nặng gánh âu lo, người lớn chúng ta vẫn thường “mong bé lại như ngày hôm qua” sao?
|
Vượt qua những nỗi sợ vô hình về việc vui chơi lấm bẩn
|
Còn nếu không, vòng tròn sẽ lại lặp lại, con lại ôm máy tính, cho… an toàn. Thực ra, nếu bố mẹ có thể chọn lựa kĩ lưỡng các kênh chương trình và cùng con xem và thảo luận về chúng, điều đó vẫn sẽ tạo nên những tác động tích cực tới con.
Dường như các phụ huynh thời hiện đại có những lý do hết sức chính đáng để không cho con ra ngoài vui chơi nghịch ngợm, chẳng hạn như: “Ôi, bây giờ ngoài đường nguy hiểm lắm!”, “Ôi, nhỡ đâu có kẻ xấu bắt cóc con thì sao?”. Lại có những nỗi sợ gần gũi hơn, như “Ôi, bây giờ cái gì cũng bẩn thỉu”, “Ôi, ra đường nhỡ con cảm nắng cảm gió thì ai chăm được”. Nhìn con lấm lem, ố bẩn trên áo quần con, bố mẹ lại không yên tâm, chưa kể áp lực phê phán từ người khác nếu con bị ốm. Chính những nỗi sợ hãi vô hình ấy đã khiến cho các con phải chịu thiệt thòi. Chỉ khi nào bố mẹ dẹp được hết những nỗi sợ vô hình đó thì chặng đường khám phá thế giới của con mới được mở ra.
Còn nếu không, vòng tròn sẽ lại lặp lại, con lại ôm máy tính, cho… an toàn. Thực ra, nếu bố mẹ có thể chọn lựa kĩ lưỡng các kênh chương trình và cùng con xem và thảo luận về chúng, điều đó vẫn sẽ tạo nên những tác động tích cực tới con.
Song, quan trọng hơn hết thảy, mỗi ngày, hoặc ít nhất mỗi tuần, bố mẹ hãy cất đi chiếc điện thoại, máy tính bảng để cùng con pha những bảng màu, cùng vẽ những bức tranh, hay dắt tay con đi chơi mọi ngõ ngách, vui đùa, chơi các trò chơi thám hiểm, gặp các bạn mới ở công viên, vườn bách thú, để mở ra cho con một thế giới biết bao kỳ thú.