Hỗ trợ trực tuyến

Lễ chùa đầu năm cần lưu ý gì, những điều kiêng kỵ

11/02/2025 15:58:09 Chia sẻ bài viết

Chùa là nơi linh thiêng, là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Đi lễ chùa không chỉ là tục lệ mà còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa sao cho đúng không phải ai cũng biết.Chùa là nơi linh thiêng, là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Đi lễ chùa không chỉ là tục lệ mà còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa sao cho đúng không Chùa là nơi linh thiêng, là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Đi lễ chùa không chỉ là tục lệ mà còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa sao cho đúng không phải ai cũng biết.Chùa là nơi linh thiêng, là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Đi lễ chùa không chỉ là tục lệ mà còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa sao cho đúng không phải ai cũng biết.

Nguyên tắc ra vào chùa

Khi bạn đi lễ nên đi từ cửa Giả Quan tức là bên phải của cổng Tam Quan vào chùa. Sau đó bạn sẽ đi ra bằng cửa không quan tức là bên trái của mình (bên trái). Bạn nên nhớ rằng không bước vào cửa chính giữa (Trung Quan) cũng như dẫm lên bậu cửa mà bạn phải bước qua bậu cửa.

Nếu bạn không làm đúng như vậy, tức là bạn đang phạm vào tội bất kính. Cũng theo quan niệm xa xưa, thì cửa Trung quan chỉ dành cho bậc cao tăng, Thiên tử, khoa bảng ra vào chùa. Bởi vậy hiện nay nhiều chùa ngày thường sẽ không mở cửa chính.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi đi lễ chùa

Không đi cửa chính vào chùa

Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Lễ chùa đầu năm cần lưu ý gì, những điều kiêng kỵ- Ảnh 4.

Đi lễ chùa không chỉ là tục lệ mà đây còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo

Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…

Không tùy tiện nhét tiền công đức

Đi lễ chùa đầu năm và góp một chút tiền công đức là việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người đã làm sai lệch ý nghĩa của hành động này khi đem tiền lẻ rải khắp nơi, từ tượng thờ, bàn thờ, hốc cây, thậm chí khe cửa. Đây là một hành động đại kỵ mà mọi người cần tránh.

Trong chùa luôn có hòm đựng tiền công đức, được để ở nơi dễ nhìn thấy. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, bạn hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó.

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com