Hỗ trợ trực tuyến

Những câu tưởng chừng vô hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con mà cha mẹ vô tư nói hằng ngày

05/01/2024 15:48:54 Chia sẻ bài viết

Những lời nói mà cha mẹ vô tình nói thường ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đứa trẻ còn quá nhỏ, chưa nhận thức đầy đủ để có thể chọn lọc thông tin sẽ cảm thấy lời cha mẹ là thật.

1. "Con sẽ không được ăn món tráng miệng nếu chưa ăn xong cơm"

Với câu nói này, bạn vô tình kích thích trẻ thèm muốn món tráng miệng và làm giảm sự hấp dẫn của món chính. Hãy thử thay đổi thứ tự thực đơn một chút để khuyến khích trẻ lưu tâm vào món chính.

Câu nói thay thế: "Trước tiên chúng ta sẽ ăn súp, sau đó chúng ta sẽ ăn món tráng miệng".

Những câu tưởng chừng vô hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con mà cha mẹ vô tư nói hằng ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: shutterstock

2. "Cấm được cãi lời"

Khi trẻ phản biện, bảo vệ cho quan điểm của mình, nhiều phụ huynh có thể không vừa lòng. Khi ấy, không ít bố mẹ sẵn sàng cắt ngang lời con: "Đừng nói nữa, cấm được cãi lời" hay "con không được phép cãi lại"…

Họ cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đứa trẻ cũng không được phép cãi lời. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định câu nói này khiến trẻ cảm thấy tổn thương, bực bội vì không được tôn trọng và lắng nghe.

Thay vì dùng những lời lẽ bực bội, buộc tội, bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe vấn đề trẻ đang gặp phải. Hãy cho trẻ cơ hội phản biện và phân tích đúng sai. "Con nên làm như này…", "Bố/mẹ nghĩ con thử phương pháp này sẽ tốt hơn",… là những lời khuyên mà bố mẹ nên nói với con.

Nếu bố mẹ độc đoán, con sẽ trở nên không tin tưởng nữa và có nguy cơ thực hiện những hành động chống đối.

3. "Nhanh lên"

Khi thúc đẩy trẻ làm mọi việc nhanh hơn, bạn sẽ làm tăng sự căng thẳng và khiến chúng sợ rằng bị trễ hoặc bỏ lỡ điều gì đó. Hãy thay đổi cách nói để con bạn cảm thấy rằng cả hai là một đội.

Câu nói thay thế: "Hãy xem ai là người đi giày trước nào".

Những câu tưởng chừng vô hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con mà cha mẹ vô tư nói hằng ngày - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: shutterstock

4. "Bố/mẹ ghét công việc của mình"

Không phải ngày nào cũng là một ngày tuyệt vời, sẽ có những ngày tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ vì bị lãnh đạo khiển trách hay công việc không như ý. Khi rơi vào tình cảnh đó, nhiều bố mẹ trở về nhà, lạnh lùng nói với con của mình: "Bố/mẹ ghét công việc của mình". Tiếp đó, họ thường phàn nàn về những việc trong ngày.

Đứa trẻ nghe và tiếp thu những lời nói này rất nhanh. Thực tế, những câu nói tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của trẻ.

Vì vậy, bố mẹ không nên phàn nàn về công việc của mình trước mặt trẻ. Nếu không trẻ sẽ luôn nghĩ trưởng thành là điều đáng sợ, áp lực. Và sau khi lớn lên, trẻ có thể không chọn được ngành học phù hợp với bản thân.

5. "Hãy để bố/mẹ làm việc"

Nếu bạn gạt con ra khỏi cuộc sống thường ngày, chúng sẽ nghĩ rằng bạn luôn bận rộn, không được phép làm phiền vì bất cứ vấn đề gì. Khi không nhận được đầy đủ sự quan tâm thời thơ ấu, trẻ sẽ ít chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ cùng cha mẹ khi lớn lên.

Nếu bạn không thể quan tâm con ngay lập tức, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc đang làm.

Câu nói thay thế: "Xin hãy cho bố/mẹ một vài phút để hoàn thành việc này, rồi chúng ta sẽ cùng trò chuyện được chứ?".

6. "Bố/mẹ đang bận"

Bố mẹ không thể tránh khỏi những lúc bận rộn hoặc muốn có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ cứ thường xuyên nói với con những câu như: "Bố/mẹ đang bận", "Đừng làm phiền cha/mẹ",… sẽ dần tạo nên một bức tường vô hình ngăn cách với con cái.

Sự từ chối liên tục của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí sinh ra trầm cảm, sống khép mình, không muốn giao tiếp với ai. Trẻ cũng nghĩ rằng mình là người thừa, bố mẹ không cần mình nữa. Các con sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với bố/mẹ khi lớn lên.

Những câu tưởng chừng vô hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến con mà cha mẹ vô tư nói hằng ngày - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: shutterstock

7. "Có gì đâu mà con phải sợ"

Câu nói này hoàn toàn không thể an ủi cảm xúc sợ hãi của trẻ. Và một lần nữa, nó thể hiện bạn đang đánh giá thấp cảm xúc của con, khiến chúng nghĩ bản thân kém cỏi. Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm xúc cùng con bạn, cho thấy bạn luôn ở bên cạnh chúng.

Câu nói thay thế: "Bố/mẹ thấy con đang sợ, đừng lo, có bố/mẹ ở đây với con".

8. "Bố/mẹ có thể làm điều đó khi bằng tuổi con"

Tất cả trẻ em phát triển khác nhau và so sánh con bạn với những người khác không phải là ý tưởng tốt. Thay vào đó, hãy cố gắng dạy con cách tự thực hiện điều đó bằng khả năng của mình.

Câu nói thay thế: "Để bố/mẹ hướng dẫn con cách làm".

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com