Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là năm học mới chính thức bắt đầu. Theo ghi nhận của PV, thời điểm này, các trường học trên địa bàn Hà Nội cơ bản hoàn tất khâu chuẩn bị về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ cán bộ giáo viên… Một số trường nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động để tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi cho thầy cô và học trò trước khi bước vào năm học mới 2022 – 2023 này.
Theo chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) để tự tin đến lớp, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị:
+ Thứ nhất, nhắc con tự xem lịch đến trường để giúp con nhớ nhiệm vụ của mình và con có sự chuẩn bị tâm lý cho mình khi tới lớp.
+ Thứ 2, cha mẹ nhắc con soạn lại sách vở năm cũ và nên làm cùng. Lâu lâu dở một bài ra đố con làm xem còn nhớ cách làm không hoặc thử thi xem ai làm nhanh nhất và đúng nhất để con ôn tập bài cũ nhanh mà vui vẻ.
+ Thứ 3, cho con tự tay chuẩn bị các yêu cầu đồ dùng học tập trong năm học tới. Cha mẹ nên đưa con đi nhà sách để tham khảo, cần đồ dùng gì cần thiết, con ghi chép lại để mua sau. Con tham khảo, ghi chép để biết tổng tiền dự kiến và bảo bố mẹ chu cấp. Khi đó, con sẽ biết số tiền chi trả cho học tập nhiều thế nào và con sẽ có ý thức giữ gìn đồ dùng hơn.
+ Thứ tư, cho con sắp xếp lại góc học tập. Có thể để cho con tự trang trí lại góc học tập. Điều này giúp con hiểu rõ công việc tự chăm sóc chính mình và việc học tập sau này cũng hào hứng hơn.
+ Thứ năm, chuẩn bị sách bút trên danh sách đã liệt kê. Có rất nhiều siêu thị đồ dùng học tập, con vào đó mua và chọn lựa sao cho phù hợp giá cả.
+ Thứ sáu, yêu cầu con bọc sách vở và xếp gọn lên giá. Cha mẹ cũng yêu cầu con thử đọc qua sách xem có gì mới, thú vị không giúp con tò mò hào hứng với chương trình mới. Hơn nữa, con cũng sẽ sẵn sàng hơn trước những bài học đang chờ đợi trước mắt.
+ Thứ 7 gọi con dậy sớm cho thành nếp quen. Con có thể sẽ quen với lịch sinh hoạt dậy muộn trong những ngày hè nên cha mẹ cần cho con thời gian thích nghi lại. Vài ngày uể oải ban đầu sau con dần quen, mọi việc sẽ không còn khó khăn.
Ở lứa tuổi mầm non, việc tạo tâm thế cho con đi học lại sau một thời gian nghỉ hè sẽ khác. Cha mẹ cần cho con làm quen với môi trường mới đã chọn bằng cách hàng ngày nên cho con ra chơi 15 phút/ ngày. Việc đó nên tiến hành khoảng 3 ngày. Thấy con không khóc, vui chơi thoải mái thì tăng thời gian ở đó lên nhiều hơn.
Giáo viên một trường mầm non ở Hà Nội chia sẻ, cha mẹ để con tự đi vào, nhớ là không dắt con vào. Ban đầu thời gian đi học có thể ngắn, khi con thực sự thoải mái với lớp thì cho con đi học cả ngày. Tuyệt đối không dặn dò hay nói chuyện lớp học gì khi con ở nhà. Làm sao để con thấy chuyện đến lớp cũng bình thường như lúc ở nhà.
Cha mẹ cũng cần trao đổi với cô những đặc điểm riêng của con, những thứ con thích và những thứ con không thích, con sợ để cô lựa biện pháp. Như con sẽ không sợ lớp và quen rất nhanh, nhưng đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn.
Những trẻ có ý thức, độc lập sẽ càng thích nghi nhanh. Bởi vậy, trước khi con đi học cha mẹ cần dạy con những thói quen tự phục vụ bản thân. Cha mẹ nên để con tự làm mọi việc phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt nên dạy và luôn nhắc nhở con các thói quen vệ sinh hàng ngày như rửa tay, giữ tay sạch sẽ... Việc đi học của con sẽ càng thuận lợi và ít "nước mắt" bấy nhiêu khi được chuẩn bị kĩ.
Đặc biệt giữa tình hình dịch bệnh như hiện nay cần duy trì sức khỏe tốt cho học tập cũng là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, cha mẹ cần chủ động tăng cường để kháng cho trẻ bằng cách rèn thói quen rửa tay, vệ sinh của trẻ; Cho trẻ tập thể dục thường xuyên: trẻ vui chơi ngoài trời, tham gia một số hoạt động thể dục thể thao vừa giúp phát triển thể lực và chiều cao tốt hơn vừa là cách tăng cường miễn dịch của trẻ.
Khi con đi học, con ốm là điều vô cùng lo lắng ở các bậc phụ huynh. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường đang có nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng như: tay chân miệng, cúm A, Covid-19 diễn biến phức tạp… là mối lo lắng không nhỏ của các bậc phụ huynh. TS.BS Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám Trẻ em, Viện Dinh dưỡng, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Nhi khoa cho biết, chuẩn bị cho con sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới.
Theo đó, để con có sức khỏe tốt cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày với: đủ chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung và tư duy cho trẻ. Đặc biệt sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch.
"Nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Nhưng thực tế khả hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Với những trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn càng phải lưu ý bổ sung sắt và kẽm. Đặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu hiệu quả" – TS Nga cho hay.
Đáng buồn là tỷ lệ thiếu sắt dưới 5 tuổi ở nước ta còn cao. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019 – 2020, toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. PGS.TS.Bác sĩ cao cấp Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho rằng, nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt, mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, thiếu tập trung, dễ cáu gắt... ảnh hưởng lớn đến học tập.
Nhu cầu năng lượng sẽ nhân đôi nhân ba khi trẻ học tập nhiều hơn, phải thức khuya học bài và phải dậy sớm đến trường. Việc bổ sung dinh dưỡng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho một ngày dài học tập là rất quan trọng.
Theo GiadinhnetT
Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464
Email: hevina2017@gmail.com