Hỗ trợ trực tuyến

Trẻ hiếu động quá phải làm sao? Cha mẹ “bỏ túi” ngay bí quyết này!

20/09/2022 18:30:22 Chia sẻ bài viết

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Nhưng thực tế nhiều trẻ lại quá hiếu động và chẳng thể tập trung khiến kết quả học tập sa sút. Vậy trẻ hiếu động quá phải làm sao? Đây có phải là dấu hiệu bệnh tăng động cần điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời đáp chính xác nhất. 

Trẻ quá hiếu động có phải là tăng động giảm chú ý? 

Với mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có những thay đổi hành vi, tâm lý nhất định. Đôi khi đó chỉ là sự hiếu động đơn thuần nhưng cũng có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý, rất dễ bị nhầm lẫn. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai nhóm trẻ này là trẻ hiếu động đơn thuần chỉ nghịch ngợm ở nhà, khi ra ngoài xã hội hay tiếp xúc với người lạ thì khá nhát và nếu được người lớn nhắc nhở, trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi của mình. Trong khi đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường hiếu động, nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi, không thể kiểm soát, nhận biết được những hành động nguy hiểm của chính mình và việc học tập và sinh hoạt của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Do vậy, cha mẹ nên theo dõi sát những hành vi, cảm xúc của trẻ và đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng can thiệp điều trị thích hợp. Ngoài ra bạn có thể thực hiện bài Test dựa trên thang điểm chẩn đoán tăng động giảm chú ý VANDERBILT do các chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam biên soạn TẠI ĐÂY để sớm có những nhận định đúng đắn về tình trạng của con em mình.

 Trẻ tăng động giảm chú ý thường quá hiếu động 

Trẻ tăng động giảm chú ý thường quá hiếu động 

 

Cha mẹ phải làm sao khi  trẻ hiếu động quá? 

Thiết lập trật tự và tạo thời gian biểu cho trẻ 

Mặc dù bạn không nên quá nghiêm khắc với trẻ nhưng việc đề ra những quy tắc và thiết lập một thời gian biểu chi tiết là rất cần thiết để giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật và không quá bối rối khi thực hiện các nhiệm vụ được phân công. 

Ví dụ: Bạn có thể cùng trẻ lên danh sách những công việc hàng ngày cần thực hiện như: 6h15 phút thức giấc, vệ sinh cá nhân, 6h30 phút ăn sáng, 7h đi học, 17h tan trường về nhà, 17h30 phút đi đạp xe với bạn, 18h tắm rửa, 18h30 phút ăn tối, 19h nghỉ ngơi, xem ti vi cùng gia đình, 17h30 phút học bài, 21h30 phút đi ngủ. Kế hoạch càng chi tiết, càng giúp trẻ tập trung và rèn luyện các kĩ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian tốt hơn. 

Chia nhỏ các nhiệm vụ của trẻ 

Những trẻ hiếu động thường khó khăn với các nhiệm vụ quá phức tạp, do đó bạn nên giúp con chia nhỏ nhiệm vụ này thành từng công đoạn để trẻ dễ thực hiện và có hướng dẫn chi tiết. 

Ví dụ: Một bài toán có nhiều câu hỏi thì bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bài toán, và hạn định thời gian cho từng câu là khoảng 15 phút để trẻ dễ dàng hoàn thành và có động lực tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. 

Hạn chế các phiền nhiễu không đáng có 

Trẻ hiếu động sẽ rất khó tập trung vào bất cứ việc gì, do đó bạn nên tạo cho trẻ một không yên tĩnh, tránh xa các tiếng ồn từ ti vi, thiết bị điện tử trong khi làm bài tập về nhà hoặc thực hiện các sở thích. 

Ví dụ: Khi lựa chọn góc học tập cho trẻ, bạn không nên đặt ở những nơi gần cửa sổ, cửa ra vào, phòng khách hoặc nơi có nhiều người qua lại. Tốt nhất nên chọn một căn phòng biệt lập với nhiều ánh sáng, thoáng khí và lưu ý không để điện thoại, máy tính, và đồ chơi ở nơi trẻ học để giúp con tránh bị phân tâm, sao nhãng. 

Động viên khen thưởng khi con làm tốt 

Việc hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ với trẻ hiếu động, nghịch ngợm sẽ là một thử thách lớn, bởi vậy cha mẹ cần khích lệ và động viên ngay khi nhận thấy con tiến bộ và làm được những việc tốt. 

Ví dụ: Bạn có thể dành cho con những “phần thưởng tinh thần” như một cái ôm, cái đập tay tán thưởng hay những phần quà nhỏ như cuốn sách, quyển truyện, món ăn,…mà trẻ yêu thích để tạo động lức giúp con cố gắng thực hiện nhiều điều tốt hơn nữa. 

Giữ thái độ tích cực với trẻ 

Thay vì nóng giận, trách phạt khi trẻ nghịch ngợm, quậy phá, không nghe lời, cha mẹ nên  giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng phân tích để trẻ nhận ra những lỗi sai của mình và tự sửa chữa.

Ví dụ: Nếu con cứ làm ồn, la hét, chạy nhảy liên tục xung quanh khi bạn đang làm việc, bạn có thể nhẹ nhàng nhắc nhở con rằng: “Bin là một cậu bé ngoan, sẽ không làm ồn khi mẹ đang làm việc. Bin ra ngoài chơi với ông bà, 30 phút nữa làm xong việc mẹ sẽ ra chơi với Bin nhé!” 

 Trẻ hiếu động quá phải làm sao: Nhẹ nhàng với trẻ 

Trẻ hiếu động quá phải làm sao: Nhẹ nhàng với trẻ 

Dành cho trẻ thời gian hoạt động thoải mái

Cha mẹ nên dành thời gian để trẻ được tự do làm những việc mình yêu thích và giải tỏa nguồn năng lượng dư thừa. Qua đây, bạn cũng sẽ hiểu thêm về những thế mạnh của trẻ và có biện pháp động viên con đúng cách.

Ví dụ: Sau mỗi buổi học căng thẳng, bạn nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để trẻ được nghỉ ngơi, chơi trò chơi cùng bạn bè hoặc làm những điều trẻ thích như vẽ, ca hát, lắp ráp lego,… 

Trò chuyện với con mỗi ngày 

Trò chuyện chính là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu những mong muốn và khó khăn của con và cùng con vượt qua những thách thức trong cuộc sống. 

Ví dụ: Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn nên dành khoảng 30 phút để tâm sự cùng con, hỏi xem ngày hôm nay con học những gì, ở trên lớp có điều gì vui hay buồn không, điều này sẽ giúp bạn hiểu con và cũng gắn kết tình cảm hơn 

Những hoạt động tuyệt vời giúp trẻ bớt hiếu động, nghịch ngợm 

– Võ thuật: đây là hoạt động giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, sự tự tin, khả năng tập trung trong từng thế võ, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe. 

– Thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… là những môn thể thao cho phép trẻ di chuyển liên tục, sử dụng nhiều nhóm cơ, giúp trẻ duy trì sự tập trung và tiêu hao năng lượng. 

– Hoạt động ngoại khóa ngoài thiên nhiên: đi bộ, leo núi, chèo thuyền… là cách giải tỏa năng lượng rất tốt, đồng thời giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. 

 Đi bộ là hoạt động tuyệt vời với trẻ tăng động hiếu động 

Đi bộ là hoạt động tuyệt vời với trẻ tăng động hiếu động 

– Âm nhạc: đây là cách hiệu quả giúp thư giãn não bộ và tạo khoảng thời gian “tĩnh” để trẻ bớt hiếu động. Do đó, nếu còn phân vân trẻ hiếu động quá phải làm sao, bạn  có thể cho con tham gia các lớp học đàn, trống… sau giờ học. 

– Bơi lội: đây là lựa chọn tuyệt vời với những trẻ tăng động để giúp rèn luyện tinh thần tự giác và tính kỷ luật cá nhân. 

– Trò chơi tư duy: xếp hình, cờ vua, xoay rubic… là những bài tập tốt cho trí não, giúp cải thiện khả năng tập trung chú ý cho trẻ. 

Sử dụng cốm Egaruta – Lựa chọn hàng đầu cho cho trẻ hiếu động quá mức 

Hiếu động quá mức, tăng động giảm chú ý là “rào cản” khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Sự quan tâm, giáo dục hành vi đúng cách là chìa khóa quan trọng nhất, bên cạnh đó cha mẹ nên tìm hiểu lựa chọn sản phẩm phù hợp giúp trẻ trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh nhằm giảm bớt sự hiếu động, tăng khả năng tập trung chú ý và cải thiện giấc ngủ cho trẻ.

Lợi ích của cốm Egaruta với trẻ hiếu động, tăng động 

Cốm Egaruta là sản phẩm không chỉ chứa những thảo dược quý tác động trực tiếp căn nguyên giúp trẻ trẻ kiểm soát hành vi, bớt nghịch ngợm, hiếu động quá mức, sản phẩm còn giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ như GABA, Taurine, Magie giúp tăng cường sự tập trung, cải thiện tư duy, nhận thức hiệu quả.

Tác dụng và mức độ an toàn của cốm Egaruta cũng đã được chứng thực rõ ràng qua nghiên cứu lâm sàng tại Viện Quân Y 103, Hà Nội. Đồng thời qua chương trình khảo sát người dùng cho thấy, có trên 98% phụ huynh đánh giá hài lòng về hiệu quả của sản phẩm khi sử dụng cốm Egaruta cho con, đa phần các bé đều giảm nghịch ngợm, hiếu động, biết tập trung chú ý, học hành tiến bộ và ngủ ngon giấc hơn chỉ sau 3 tháng mà không gặp bất cứ tác dụng phụ gì trong suốt quá trình sử dụng. Bởi vậy, phụ huynh hãy an tâm khi lựa chọn cốm Egaruta là người bạn đồng hành cùng con yêu “chiến đấu” với chứng tăng động giảm chú ý này.

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Thực tế, có những trẻ mặc dù chưa qua thăm khám về tăng động nhưng lại có những biểu hiện rõ nét của sự hiếu động quá mức, chẳng hạn như chạy nhảy hoạt động luôn chân tay, không ngồi yên một chỗ, hay đi lại tự do trong lớp, không tập trung chú ý trong việc học, dễ phân tâm, khó ngủ,… thì hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như cốm Egaruta. Sản phẩm an toàn, không gây ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ nên cha mẹ có thể an tâm.

ST

 

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com