Hỗ trợ trực tuyến

Xảy ra động đất, làm gì khi ở trên tầng cao?

31/03/2025 16:44:12 Chia sẻ bài viết

Khi xảy ra động đất, người dân không sử dụng thang máy, nên sử dụng cầu thang bộ nếu cần thiết. Trường hợp đang ở trong thang máy, bạn cần nằm xuống sàn, bảo vệ đầu bằng tay, đợi cho đến khi thang máy bắt đầu làm việc trở lại.

Việt Nam rung lắc sau động đất hơn 7 độ ở Myanmar

13h20 ngày 28/3, động đất mạnh hơn 7 độ ở Myanmar khiến các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM rung chấn, người dân ở các tòa nhà cao tầng hốt hoảng chạy xuống mặt đất.

Theo thông báo của Viện Các khoa học Trái đất Việt Nam trận động đất có tâm chấn sâu 10 km. Dù cách xa tâm chấn hàng nghìn km, nhiều khu vực tại Việt Nam, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và TP HCM, đã ghi nhận rung chấn rõ rệt.

Tại Hà Nội, người dân ở các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... cảm nhận rõ sự rung lắc kéo dài từ 10-20 giây, lặp lại nhiều lần. Nhiều người hoảng sợ đã chạy xuống đường để đảm bảo an toàn. Anh Nguyễn Quý, sống ở tầng 19 một tòa nhà tại quận Nam Từ Liêm, kể lại: "Giàn cây leo ở ban công nhà tôi rung lắc hơn 10 giây".

Những người ở tầng càng cao càng cảm nhận rõ rệt sự rung lắc. Nhiều nhân chứng mô tả cảm giác chóng mặt, hoa mắt, đồ đạc rung chuyển, thậm chí có người còn cảm thấy như bị tiền đình. Ông Lê Tuấn, sống ở tầng 29 chung cư Times City, Hà Nội, kể: "Rung chấn khiến ông như bị 'tiền đình, tụt huyết áp, tim đập nhanh hơn'".

Viện Vật lý Địa cầu cho biết, rung chấn ở Việt Nam là do ảnh hưởng từ trận động đất ở Myanmar. Mức độ rung lắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền đất, độ cao và kết cấu công trình. Cơ quan này cũng đang theo dõi sát sao dư chấn và ảnh hưởng của trận động đất để đưa ra cảnh báo kịp thời.

Làm gì khi xảy ra động đất?

Nếu xảy ra động đất, bạn đang trong nhà thì cần tìm vị trí trú ẩn ở đó, không ra ngoài vì không đủ thời gian, đồ vật có thể đổ, đè lên người.

Đại úy Nguyễn Danh Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chia sẻ kỹ năng sinh tồn trong nhà, ngoài đường khi xảy ra động đất.

Khi ở trong nhà

Động đất ở Việt Nam thường là những rung chấn nhỏ, không như nhiều nước. Kỹ năng thoát hiểm của người dân vì thế vẫn còn hạn chế.

Nếu động đất xảy ra, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu. Bạn không nên chạy ra ngoài hoặc di chuyển đến các khu vực khác vì không đủ thời gian và rung chấn có thể khiến đồ vật rơi, gãy, cấu kiện bị đổ sập.

Ngoài ra, việc cùng di chuyển trong tâm lý hoảng loạn, vội vã có thể gây ra tình trạng dẫm đạp lên nhau, rất nguy hiểm, nhất là khi mọi người thường không mang theo đồ bảo vệ.

 

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

 

Khi ẩn nấp, bạn nên ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này. Nếu kịp cầm theo quần, áo, túi xách, balo..., bạn nên sử dụng những đồ vật này để che lên gáy.

 

Khi ở ngoài đường

 

Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên tìm một nơi kiên cố, xung quanh không có cây cao, cột đèn... để tránh bị gãy đổ, rơi vào đầu. Trong trường hợp đủ thời gian, hãy tìm vị trí thoáng như bãi đất trống, sau đó nằm xuống, đưa tay hoặc đồ vật che chắn phần đầu.

 

Trong khi động đất xảy ra, bạn cần hạn chế đi lại đến mức tối đa, ngồi yên một vài phút đến khi động đất dừng hẳn thì rời vị trí ẩn nấp.

 

Thanh Hằng (ghi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết
Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HERB VIỆT NAM

Trụ sở chính: Vân Lũng, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: B17, Số 9A, Ngõ 233 Xuân Thủy , Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Tel: (024) 2260 0709 Fax: (024) 3761 8464

Email: hevina2017@gmail.com